• Home »
  • Tin mới »
  • Sự tích hòn Trống Mái Quảng Ninh: Biểu tượng du lịch Vịnh Hạ Long

Sự tích hòn Trống Mái Quảng Ninh: Biểu tượng du lịch Vịnh Hạ Long

Ở nước ta hiện nay có 2 địa điểm tham quan du lịch mang tên Hòn Trống Mái ở Quảng Ninh và ở Thanh Hoá. Bên cạnh sự tích Hòn Trống mái Sầm Sơn Thanh Hoá thì nhiều người cũng cảm thấy rất thích thú với sự tích Hòn Trống Mái Quảng Ninh. Hãy cùng tham khảo qua hai sự tích đặc biệt này trong nội dung chia sẻ kỳ này cùng mái hiên Thiên Lộc Phát bạn nhé!

Tin liên quan:

Hòn Trống Mái có ý nghĩa gì
Hòn trống mái Sầm sơn

Sự tích hòn Trống Mái Quảng Ninh có thể bạn chưa biết?

Thời lập nước Việt, từ thiên giới Rồng mẹ và Rồng còn xuống giúp dân chống giặc ngoại xâm. Sau nhiệm vụ đó nhưng Ngọc Hoàng đợi mãi mà không thấy đàn ông quay trở lại. Do đó, người đã sai cặp gà trống hạ phàm để tìm kiếm và thông báo trở lại tiên giới. Tuy nhiên lần đi xuống nhân gian lần này có sự nhầm lẫn khi mà không phải một cặp Gà trống mà là một trống, một mái. Đôi gà lần xuống dân gian này đã mãi mê rong chơi, quên mất nhiệm vụ tìm kiếm Rồng mẹ rồng con. Đến nỗi hai chú gà đã hoá đá lúc nào không hay và sự tích hòn Trống mái Quảng Ninh có từ đó.

Hình ảnh Hòn Trống mái Quảng Ninh

Hình ảnh Hòn Trống mái Quảng Ninh

Ý nghĩa sự tích hòn Trống mái Quảng Ninh

Hòn Trống Mái Quảng Ninh gắn liền với câu chuyện cổ tích mang yếu tố thần tiên nhưng ẩn chứa câu chuyện ý nghĩa đằng sau. Hình ảnh hai phiến đá nằm sát nhau, hướng về nhau với phần chân nhỏ nhưng đỡ cả tấm thân khổng lồ bên trên. Điều này khiến người dân liên tưởng đến hình ảnh của các cặp đôi yêu nhau, nương tựa nhau và cùng khát khao về một hạnh phúc thuỷ chung giữa khó khăn bão giông. Mặc dù chân của Hòn Trống Mái khá nhỏ so với thân nhưng dù trải qua bao nhiêu sóng gió, bão táp vẫn trụ vững hàng trăm năm nay.

Hòn Trống Mái Quảng Ninh hay còn gọi là Hòn Gà chọi

Hòn Trống Mái Quảng Ninh hay còn gọi là Hòn Gà chọi

Sự tích hòn Trống Mái ở Sầm Sơn Thanh Hoá

Ngoài Hòn Trống Mái Quảng Ninh, ở Việt Nam hiện nay cũng có 1 địa danh khác mang tên Hòn Trống Mái. Đó chính là Hòn Trống Mái ở Thanh Hoá. Câu chuyện đằng sau Hòn Trống Mái Sầm Sơn Thanh Hoá cũng hấp dẫn nhiều người.

Hiện nay người Thanh Hoá lưu truyền hai câu chuyện đằng sau Hòn Trống Mái. Cả hai câu chuyện đều mang yếu tố thần tiên kì bí, tuy nhiên đều hướng đến giá trị chân thiện mỹ. Đều mang đến một thông điệp trọn vẹn về tình yêu, sự thuỷ chung son sắt giữa các cặp đôi yêu nhau mà đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

Chuyện xưa kể rằng, ở vùng Sầm Thôn có một chàng trai tên là Ngư Phủ, siêng năng và khỏe mạnh. Một buổi chiều khi thuyền cập bến, trời nổi cơn giông dữ dội. Giữa không trung mù sương trắng xóa, có một con cò trắng lao mình xuống bể Tiên. Thấy vậy, anh chàng đã chạy đến cứu nó và mang về. Sau một khoảng thời gian chăm sóc, cò khoẻ trở lại và từ đó nó ở với anh. Mỗi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển thả lưới bắt cá, còn cò ở nhà một mình. Hôm đó, cò cảm thấy rất vui vì đã hết ngụy trang và được trở về tiên cảnh. Nhưng sau khi biến thành một cô gái xinh đẹp, cò không trở lại thế giới của mình mà nguyện ở lại nhân gian. Cô tự tay dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm canh đợi chàng trai cứu mình trở về. Lúc Ngư Phủ trở về rất ngạc nhiên khi thấy nhà cửa ngăn nắp và cơm canh sẵn sàng trên bàn, nhưng cò thì không thấy đâu cả. Anh ngạc nhiên tìm kiếm và càng ngạc nhiên hơn khi đột nhiên cô bẽn lẽn từ trong phòng bước ra chào.Nhân duyên phàm – tiên của hai người bắt đầu từ đây. Ở trên trời, khi cò hết hạn bay về với thân phận tiên nữ nhưng Ngọc Hoàng vẫn không thấy con gái đâu. Ngọc Hoàng tức giận khi phát hiện con gái mình yêu và cưới người dưới hạ giới. Dưới lệnh trừng phạt của cha, người con gái ấy không chịu về, mặc cho chồng khuyên can. Vì vậy, nàng đã dùng phép thuật để biến cả hai thành đôi uyên ương thề nguyện bên nhau trọn đời. Khi sứ giả vào bắt, đôi chim non đã biến thành hai hòn đá. Hai phiến đá ấy tồn tại mãi về sau ở mảnh đất này và người dân đã gọi là Hòn Trống Mái. Đây là biểu tượng của sự chung thủy, tình yêu nồng cháy, khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc.

Bên cạnh đó, nhân gian còn có giai thoại khác về sự tích hòn Trống Mái Sầm Sơn Thanh Hoá:

Chuyện kể rằng, ở vùng đất ven biển Thanh Hóa này, ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ sinh sống. Một năm nước biển dâng cao, hai vợ chồng nghèo bám vào cây gạo trên núi thoát chết. Biển rút nhưng cả hai không còn gì để ăn. Người chồng nhìn thấy con diều hâu bay lượn trên núi nên đoán rằng ở đó có gì ăn được. Anh cố gắng leo lên núi để tìm thứ gì đó để hai vợ chồng vượt qua cơn đói. Nhưng anh đã ra đi và mãi mãi không thấy quay trở lại. Người vợ ở nhà ngóng chồng về mà vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu nên lần theo dấu chân chồng đi tìm. Khi đến chân núi, cô phát hiện một đàn quạ đen đang chao liệng vỗ cánh bay về. Linh tính mách bảo cô có chuyện chẳng lành nên cố bò lên đỉnh núi.

Trước mắt chị lúc này là người chồng đã khuất, chị đã khóc bên chồng cho đến hơi thở cuối cùng và trút hơi thở bên cạnh anh. Thấy cảnh tượng cảm động ấy, thần tiên đã hóa phép cho hai vợ chồng họ trở thành một đôi chim không bao giờ rời xa nhau. Đến hạn phải về trời, nhưng thấy quê hương, làng mạc, biển cả, hai vợ chồng xin được ở lại trần gian. Vì vậy, họ đã hóa đá để mãi mãi gắn bó với mảnh đất thân yêu này. Sự tích Hòn Trống Mái ra đời từ đây.

Hòn Trống mái đã trở thành biểu tượng du lịch Vịnh Hạ Long

Hòn Trống mái đã trở thành biểu tượng du lịch Vịnh Hạ Long

Đất nước chúng ta với rất nhiều câu chuyện xoay quanh các địa danh du lịch. Mỗi địa danh đều có mỗi câu chuyện ý nghĩa đằng sau, và sự tích Hòn Trống Mái Quảng Ninh hay Hòn Trống mái Thanh Hoá cũng thế. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về sự tích Hòn Trống Mái Quảng Ninh cũng như sự tích Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn Thanh Hoá. Nếu có dịp đến 2 tỉnh thành này, đừng quên ghé thăm hai địa danh nổi tiếng mang tên Hòn Trống Mái nhé.

Bình An