Vài nét thuyết minh về Hòn trống mái sầm sơn

Hòn Trống Mái Sầm Sơn là một trong những địa điểm du lịch không thẻ bỏ qua khi đến Thanh Hoá. Nhắc đến về Hòn Trống Mái có bao giờ bạn thắc mắc vì sao có cái tên này, ý nghĩa đằng sau là gì, hình ảnh ra sao,…Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây trong vài viết vài nét thuyết minh về Hòn trống mái Sầm Sơn.

Tin liên quan:

Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa 
Hòn Trống Mái có ý nghĩa gì

Địa điểm hình dáng hòn Trống mái Sầm Sơn

Hòn Trống Mái là một danh thắng thuộc cụm di tích lịch sử văn hóa núi Trường Lệ, Sầm Sơn, Thanh Hóa. Hòn Trống Mái thực tế là 3 tảng đó nằm tự nhiên với nhau, trong đó 1 tảng đá lớn nằm ở dưới, hai tảng khác nhỏ hơn ở bên trên tựa như hướng về nhau. Một tảng có đầu nhọn giống như hình một chú Gà trống, còn tảng nhỏ hơn nhìn như chú Gà mái. Do đó, người ta liên tưởng và gọi đây là Hòn Trống mái. Danh thắng này được Bộ Văn hoá Thế thao và Du lịch công nhận là cụm di tích danh thắng cấp Quốc gia vào năm 1962.

Hòn Trống Mái Thanh Hoá

Hòn Trống Mái Thanh Hoá

Câu chuyện đằng sau cái tên Hòn Trống Mái

Theo truyền thuyết dân gian, ở vùng Sầm Thôn thuộc Thanh Hoá ngày nay có một chàng trai trẻ tên là Ngư Phủ, khỏe mạnh và siêng năng. Một buổi chiều nọ, khi thuyền cập bến, bỗng nổi cơn giông tố dữ dội, giữa không trung chàng thấy xuất hiện một con cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vực Tiên. Thấy vậy, Ngư Phủ đã đem cò về nuôi, từ đó cò ở với anh. Như mọi khi, Ngư Phủ biển thả cá, còn cò ở nhà một mình. Trong lòng rất vui vì hôm nay đã hết ngày  khoác lên mình thân cò để trở về tiên giới. Sau vỏ bọc đó, cò đã trở thành một cô gái xinh đẹp nhưng cô không về trời làm tiên nữ mà nguyện ở lại trần gian.

Khi Ngư Phủ trở về nhà vô cùng ngạc nhiên khi thấy căn nhà của mình trở nên ngăn nắp lạ thường, cơm canh đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng tìm mãi vẫn thấy vắng bóng con cò như thường lệ. Chàng đang buồn, bỗng nàng từ từ bước ra, bẽn lẽn cúi đầu chào người đàn ông đã cứu mạng mình. Duyên phận giữa Ngư Phủ và một nàng tiên đã trở thành hiện thực. Ở chốn tiên giới, đến giờ hết kiếp cò mà vẫn chưa thấy con gái trở về, Ngọc Hoàng cho người tìm kiếm. Khi hay tin nàng đã gả cho người trần gian, Ngọc Hoàng nổi giận sai người trừng phạt. Ngư Phủ khuyên nàng trở về trời, nhưng nàng vẫn ở bên chàng. Nàng dùng phép biến hai người thành đôi chim. Khi sứ giả vào bắt thì đôi chim biến thành hai tảng đá và tồn tại cho đến ngày nay.

Hòn Trống Mái có hình dáng như hai chú gà Trống và mái hướng về nhau

Hòn Trống Mái có hình dáng như hai chú gà Trống và mái hướng về nhau

Cũng có một câu chuyện khác xoay quanh sự tích Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hoá, chuyện kể như sau:

Ở vùng đất ven biển Thanh Hóa này, ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ sinh sống. Một năm nước biển dâng cao, hai vợ chồng nghèo bám vào cây gạo trên núi thoát chết. Biển rút nhưng cả hai không còn gì để ăn. Người chồng nhìn thấy con diều hâu bay qua núi, vì vậy anh ta đoán rằng có thứ gì đó có thể ăn được ở đó. Anh ta cố gắng leo núi để tìm thứ gì đó giúp hai vợ chồng vượt qua cơn đói. Nhưng anh đã ra đi và không bao giờ trở lại. Người vợ ở nhà chờ chồng về nhưng vẫn không thấy nên theo chân chồng đi tìm. Khi đến chân núi, cô phát hiện một đàn quạ bay về vỗ cánh. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành nên cô cố bò lên đỉnh núi.

Trước mắt chị lúc này là người chồng đã chết, chị đã gục ngã và khóc bên chồng cho đến hơi thở cuối cùng. Thấy cảnh tượng cảm động mà tình yêu người vợ dành cho chồng, thần tiên đã hóa phép cho hai người trở thành một đôi chim. Đến hạn đôi chim này phải về trời, nhưng thấy quê hương với làng mạc, biển cả đầy nhung nhớ, hai vợ chồng xin được ở lại trần gian. Họ nguyện hóa đá để mãi mãi gắn bó với mảnh đất này. Hòn Trống mái có từ đó và tồn tại cho đến ngày nay.

Ý nghĩa Hòn Trống Mái Sầm Sơn

Gắn với sự tích đằng sau, chúng ta dường như hiểu được ý nghĩa đằng sau câu chuyện Hòn Trống mái ở Sầm Sơn, Thanh Hoá rồi đúng không?Hình ảnh hai tảng đá hướng về nhau tựa như hai chú gà Trống và gà Mái là sự liên tưởng của người dân. Nó tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ, sự gắn kết giữa các cặp đôi nam nữ mà cụ thể hơn ở đây là tình nghĩa vợ chồng. Hình ảnh Hòn Trống mái còn là biểu tượng cho khát khao hạnh phúc, khát khao tự do, khát khao về một tình yêu đúng nghĩa.

Hòn Trống mái đã trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng Thanh Hoá

Hòn Trống mái đã trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng Thanh Hoá

Du lịch tham quan Hòn Trống mái Sầm Sơn

Đến tỉnh Thanh Hoá mà đặc biệt là dãy núi Trường Lệ và bãi biển Sầm Sơn, bạn không nên bỏ qua Hòn Trống Mái. Hãy thử một lần ghé qua và cảm nhận hình ảnh, câu chuyện đằng sau. Nhìn có vẻ những tảng đá không có gì đặc biệt nhưng ẩn chứa ý nghĩa đằng sau giàu tính nhân văn.

Cụm du lịch Hòn Trống Mái Sầm Sơn ở đây còn có nhiều trải nghiệm thú vị hấp dẫn khác mà bạn nên khám phá. Theo đó, bạn có thể ngắm hoàng hôn bình minh ở bãi biển Sầm Sơn, ghé thăm đền Cô Tiên, dạo chợ hải sản ban đêm, trải nghiệm chợ Vồ,…

Với vài nét thuyết minh về Hòn Trống Mái Sầm Sơn trên đây, hi vọng quý bạn đọc có thể hiểu hơn về địa điểm tham quan du lịch này. Ngoài Hòn Trống mái Sầm Sơn Thanh Hoá, bạn cũng có thể ghé thăm Hòn Trống Mái (Hòn Gà chọi) ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Đây cũng là Hòn Trống Mái độc đáo tại Việt Nam hiện nay. Nó cũng được xem là biểu tượng du lịch Quảng Ninh được nhiều người yêu thích.