Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa có gì đặc biệt?
Nhắc đến Thanh Hoá là nói đến Hòn Trống Mái, đây là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng hầu như ai cũng muốn đến thăm một lần. Vậy Hòn Trống Mái Sầm Sơn Thanh Hoá có gì đặc biệt? Sau đây bạn cùng mái che Thiên Lộc Phát cùng đi tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tin liên quan:
Hòn Trống Mái nằm ở trên dãy núi Trường Lệ
Hòn Trống Mái nằm trên dãy núi Trường Lệ, phía Tây thành phố Sầm Sơn, cách trung tâm khoảng 3km. Nơi này gần với bãi biển Trường Lệ, đền Cô Tiên cùng nhiều địa điểm tham quan, khu vui chơi giải trí khác,…Năm 1962, Bộ Văn hoá đã công nhận Hòn Trống Mái là di tích, danh thắng cấp quốc gia trong quần thể di tích văn hoá danh thắng núi Trường Lệ. Hầu hết du khách khi đến với Thanh Hoá, đặc biệt khu di tích văn hoá núi Trường Lệ không thể bỏ qua Hòn Trống Mái.
Hòn Trống Mái gồm có ba phiến đá lớn được đặt tự nhiên
Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa thực tế là 3 tảng đá xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, không có sự tác động của con người. Đây là một trong những điểm đặc biệt của địa điểm này. Một hòn có đầu nhọn trông giống hình dáng con Gà trống. Hòn đối diện nhỏ hơn, có hình dáng tựa như như con Gà mái. Mặc dù hình dáng 3 tảng đá này không quá đặc biệt nhưng sự khác biệt nằm ở chính câu chuyện tình yêu chung thuỷ cảm động của đôi vợ chồng trẻ.
Ẩn chứa một câu chuyện huyền bí thú vị của đôi vợ chồng nghèo
Chuyện kể rằng ở vùng đất ven biển Thanh Hoá này ngày xưa có cặp vợ chồng trẻ sinh sống. Một năm nọ nước biển dâng cao, hai vợ chồng nghèo bám vào cây gạo trên núi mới thoát chết. Nước biển rút đi nhưng hai người không còn gì để ăn. Người chồng nhìn thấy con chim diều hâu lượn vòng trên núi nên đoán ở đó có thứ để ăn được. Anh đã cố leo lên núi tìm chút gì đó để hai vợ chồng có thể qua cơn đói. Nhưng anh đi mãi và không thấy trở lại. Người vợ ở nhà nóng trông chồng trở lại nhưng vẫn không thấy hình bóng nên chị đã theo dấu chân đi tìm chồng. Khi đến chân núi, chị phát hiện một đàn quạ đen chao lượn đập cánh. Linh tính mách bảo chuyện chẳng lành, nên chị cố gắng gượng bò lên đỉnh núi. Trước mắt chị lúc này là người chồng đã qua đời, chị gục khóc bên chồng cho đến hơi sức cuối cùng và trút hơi thở bên anh. Thần tiên thấy cảnh cảm động đó đã hoá phép cho họ thành đôi chim ngày ngày bên nhau không rời. Đến kì hạn, họ phải về trời nhưng nhìn thấy quê hương, xóm làng, với biển cả nên đôi chim xin thần tiên được ở lại trần thế. Thế là họ được hoá thành đá để mãi mãi gắn liền với miền đất thân yêu này. Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa có từ đó.
Cũng có một câu chuyện khác xoay quanh Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa:
Chuyện xưa kể rằng, ở vùng Sầm Thôn có một chàng trai tên Ngư Phủ, siêng năng khoẻ mạnh. Vào một buổi chiều khi thuyền đã cập bến, trời nổi cơn giông gió dữ dội. Giữa không trung mịt mù trắng xoá, có một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ đã đến mang cò về chăm sóc, và từ đó nó ở lại cùng chàng.
Ngày ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng lưới bắt cá sinh nhai, cò ở nhà một mình. Hôm đó, cò cảm thấy rất sung sướng vì đã hết hạn đội lốt, được trở lại tiên giới. Thế nhưng sau khi biến thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần, nàng cò đã không trở lại tiên đình mà nguyện ở lại nhân gian. Nàng đã tự tay dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm canh chờ Ngư Phủ trở về. Khi chàng xuất hiện ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh sẵn sàng mà lại không thấy cò đâu. Chàng ngạc nhiên tìm kiếm và càng ngạc nhiên hơn khi bỗng từ trong liếp nàng e thẹn bước ra cuối chào. Nhân duyên người trần – thần tiên của hai người bắt đầu từ đây.
Ở chốn thiên đình, khi đã hết hạn làm cò trở về tiên nữ nhưng Ngọc Hoàng vẫn không thấy bóng dáng con gái. Ngọc Hoàng đã cho người tìm hiểu và càng nổi trận lôi đình hơn nữa khi hay tin con gái đã kết hôn với người hạ giới. Giữa lệnh trừng phạt của Vua cha, người con gái đó đã không chịu về trời và một lòng một dạ ở lại mặc cho chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ. Thế là, nàng dùng phép biến hai vợ chồng thành đôi chim nguyện bên nhau suốt đời. Khi sứ giả bước vào định bắt thì đôi chim non đã biến thành hai hòn đá trơ trơ. Hai phiến đá đó tồn tại ở đó mãi mãi về sau, và người dân đã gọi là Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa . Đây là biểu tượng của lòng thuỷ chung, tình yêu son sắt, khao khát được hạnh phúc và được sống trong tình yêu.
Địa điểm tổ chức lễ hội “Tình yêu Hòn Trống Mái” hằng năm
Mỗi năm vào ngày 6/4 hằng năm, nơi đây thường diễn ra lễ hội “Tình yêu Hòn Trống Mái”. Lễ hội thu hút hàng trăm, ngàn du khách các nơi đổ về tham gia. Nếu bạn có ý định tham quan du lịch bãi biển Sầm Sơn Thanh Hoá thì có thể lựa chọn dịp này. Mặc dù lượng du khách đông hơn bình thường nhưng những ngày này sẽ có nhiều cơ hội để bạn trải nghiệm nhiều loại hình vui chơi giải trí.
Tham quan du lịch Hòn Trống mái hoàn toàn miễn phí
Hiện nay tham quan du lịch Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa không có vé, hoàn toàn miễn phí. Khách du lịch có thể sẽ tốn tiền cho các dịch vụ di chuyển, vui chơi, ăn uống,…Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá tạo điều kiện thiết thực để mọi người đều được tham quan dãy núi Trường Lệ có Hòn Trống Mái với câu chuyện tình ý nghĩa.
Nhiều trải nghiệm thú vị gần Hòn Trống Mái
Sau khi tham quan Hòn trống mái Sầm Sơn Thanh Hóa, bạn có thể tiếp tục leo lên núi và khám phá các địa điểm khác tại dãy Trường Lệ. Từ đây nhìn xuống bãi biển cảnh đẹp tuyệt vời. Bạn còn có thể tham quan qua đền cô Tiên, đền Độc Cước được thành lập từ đời Trần với 40 bậc đá, bãi biển Sầm Sơn, chợ đêm, chợ Vồ,… Đặc biệt chợ Vồ là khu chợ độc đáo với rất nhiều loại hải sản tươi sống được bày bán.
Xem thêm: